0983212669

U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không?

Rất nhiều chị em khi mang thai mới phát hiện mình có u nang buồng trứng và vô cùng lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy mang thai có u nang buồng trứng thì nguy hiểm không? Dưới đây là một số câu hỏi liên quan và giải pháp dành cho các mẹ khi mang bầu phát hiện có u nang tham khảo.

mang-thai-khi-co-u-nang

Câu hỏi số 1: Phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

  • U nang buồng trứng khi mang thai có hai loại là nang hoàng thể và u nang thực thể (bệnh lý).

U nang hoàng thể:

  • Do nội tiết thay đổi đột ngột khi mang thai sẽ xuất hiện các nang sinh lý. Là nang sinh lý thường sẽ tự mất sau 12 tuần thai, trường hợp này thì các mẹ không phải lo lắng
  • Tuy nhiên có một số trường hợp nang to quá, có thể gây đau bụng hoặc xuất huyết trong nang, xoắn nang ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

U nang thực thể (bệnh lý):

  • Thường gặp ở Phụ nữ từng sảy thai, lưu hay nạo thai thường, nội tiết rối loạn trong thời gian dài dẫn đến u nang buồng trứng bệnh lý.
  • U nang bệnh lý thường âm thầm tiến triển trong thời gian dài, có thể xuất hiện trước khi mang thai nhưng chị em không biết.

Dù là loại u nang nào, trong  quá trình khi mang thai, nếu  u nang buồng trứng có biến trứng xoắn, vỡ nang thì dễ gây sảy thai hoặc đẻ non, thậm chí khối u hoại tử gây nguy hiểm tính mạng cho người mẹ.

Câu hỏi số 2: Các biến chứng của u nang buồng trứng khi có thai

bien-chung

  • Chèn ép khi đang mang thai: u to, dạng đặc có thể chèn ép lên tử cung cản trở sự phát triển của tử cung đang mang thai nhi. Chèn ép lên ruột, bàng quang gây bí tiểu, tiểu lắt nhắt, chèn ép lên ruột làm tăng tình trạng táo bón của thai phụ. U nang có thể chèn ép lên niệu quản làm thận ứ nước gây viêm đài bể thận, suy thận.
  • U nang bị vỡ khi u là dạng dịch thì u nang dễ bị tử cung, các cơ quan vùng chậu chèn ép làm vỡ.
  • Gây khó sinh: Nang buồng trứng trở thành u tiền đạo gây đẻ khó phải mổ lấy thai.
  • Biến chứng xoắn: thường gặp với loại u có cuống, nhưng kích thước nhỏ mà tỷ trọng nặng như u bì buồng trứng. Biến chứng xoắn thường gặp ở thời kỳ hậu sản khi sản phụ vừa sanh xong, kích thước tử cung thu nhỏ lại làm ổ bụng trống và u sẽ dễ bị xoắn cuống.
  • Biến chứng hóa ác tính: tùy từng loại u mà biến chứng này có các tỷ lệ khác nhau. Trong khi thai phụ mang thai, u vẫn có thể hóa thành u ác tính buồng trứng và đây là một vấn đề phức tạp và tiên lượng xấu cho cả hai mẹ con.

Câu hỏi số 3: Xử trí u nang buồng trứng khi mang thai như thế nào?

  • Khám thai sớm ở 3 tháng đầu thai kỳ: nếu phát hiện có khối U nang buồng trứng thực thể. Thực hiện các xét nghiệm huyết thanh, siêu âm dự đoán mức độ lành ác của khối u. Không phẫu thuật trong 3 tháng đầu nếu qua các đánh giá y học cho thấy u lành tính. Vì phẫu thuật ở 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ sẽ sẩy thai và sẽ không tốt cho bé vì mẹ sử dụng nhiều thuốc men ở thời điểm này. Sẽ phẫu thuật vào 3 tháng giữa thai kỳ.

Trong trường hợp nghi ngờ u ác tính hoặc có biến chứng khác như vỡ, xoắn…thì sẽ phẫu thuật ngay, ở bất kỳ thời điểm nào của thai nghén.

  • Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là 3 tháng giữa thai kỳ: lúc này hoàng thể thai kỳ do buồng trứng tiết ra đã hết nhiệm vụ. Sự nuôi dưỡng thai nhi sẽ do bánh nhau đảm nhận. Trong 3 tháng giữa tử cung ít bị nhạy cảm để gây cơn co bóp tử cung, phẫu thuật sẽ an toàn hơn.

Phẫu thuật lấy khối u, thực hiện xét nghiệm giải phẫu bệnh lý, quan sát các tế bào khối u dưới kính hiển vi điện tử bằng phương pháp chuyên biệt mới khẳng định được là U nang buồng trứng loại nào, đã hóa ác tính hay chưa.

Nếu kết quả giải phẫu bệnh “lành tính”, thai phụ sẽ tiếp tục dưỡng thai, quá trình thai nghén sẽ bình thường như những thai phụ không có khối u nang buồng trứng. Nếu kết quả là “ác tính” thì vấn đề quan trọng là cứu mẹ. Vì thời gian tính rất quan trọng trong quyết định tiên lượng sống còn và tuổi thọ của người mẹ. Do đó,  phẫu thuật lại để lấy thai, cắt buồng trứng còn lại và điều trị hóa chất, xạ trị cho là vấn đề phải cân nhắc và tính toán thật cụ thể, khoa học và cho cả tính nhân văn nữa.

  • U nang phát hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ
    U dự đoán lành tính: chờ chuyển dạ tự nhiên, nhưng lưu ý U nang buồng trứng có thể trở thành u tiền đạo làm cản trở cuộc sanh, không sinh được phải mổ lấy thai. Trong khi mổ lấy thai, có thể mổ lấy luôn khối U nang luôn.

Nếu dự đoán ác tính: sử dụng thuốc hỗ trợ phổi cho thai và tiến hành phẫu thuật lấy khối U nang khi thai đủ trưởng thành, có thể  sống, khỏe mạnh sau khi được sinh ra.

  • Sau sinh có U nang buồng trứng: U nang buồng trứng dễ có biến chứng trong thời kỳ hậu sản, thường phẫu thuật giai đoạn này an toàn cho mẹ và con hơn.
TRẢ LỜI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn
Câu Chuyện Khách Hàng
Xem thêm
Đặt hàng ngay
0983212669
0983212669 Chat ngay Đặt hàng ngay

Yêu cầu tư vấn